Hopebox - Mô hình doanh nghiệp xã hội kinh doanh thực phẩm và hỗ trợ phụ nữ là nạn nhân của bạo lực giới

Hopebox - Mô hình doanh nghiệp xã hội kinh doanh thực phẩm và hỗ trợ phụ nữ là nạn nhân của bạo lực giới

Thách thức bạo lực đối với phụ nữ

Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Phụ nữ chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động và chiếm những vị trí nổi bật trong doanh nghiệp và chính phủ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, đất nước này vẫn đang phải đối mặt với thách thức đáng kể về bạo lực đối với phụ nữ.

Một nghiên cứu quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ năm 2019 ước tính 63% phụ nữ ở Việt Nam đã từng trải qua một số hình thức bạo lực ít nhất một lần trong đời và 90% không trình báo vào thời điểm vụ việc xảy ra.

Vấn đề này tồn tại dai dẳng bởi các chuẩn mực và quan điểm giới truyền thống thường tạo ra những định kiến ​​có hại về phụ nữ và vai trò của họ trong xã hội.

Bạo lực gia đình ở Việt Nam đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật từ năm 2007, nhưng vẫn thiếu các dịch vụ phục hồi tâm lý - kinh tế toàn diện cho những nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới (GBV) sau giải cứu. Việc thiếu một mô hình việc làm chuyển tiếp mang tính toàn diện và nhạy cảm với chấn thương sẽ cản trở đáng kể quá trình tái hòa nhập bền vững của những người sống sót sau BLG.

Một trong những bước quan trọng nhất để giải quyết vấn đề này là thúc đẩy bình đẳng giới và thách thức những định kiến ​​có hại về giới thông qua các chiến dịch giáo dục và nâng cao nhận thức. Cả nam giới và phụ nữ đều phải là mục tiêu thay đổi thái độ và hành vi góp phần gây ra bạo lực đối với phụ nữ. Giáo dục phải được đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh ở trường để dạy các em về những vấn đề này.

Cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân của bạo lực, bao gồm nơi tạm trú, tư vấn và trợ giúp pháp lý cũng rất quan trọng. Điều này có thể giúp đảm bảo rằng phụ nữ cảm thấy an toàn và được hỗ trợ khi đến trình báo các trường hợp bạo lực và có thể ngăn ngừa tổn hại thêm.

Ngoài ra, việc buộc thủ phạm phải chịu trách nhiệm về hành động của mình thông qua khuôn khổ pháp lý và thực thi pháp luật hiệu quả là điều cần thiết.

Tăng cường luật pháp và chính sách để bảo vệ phụ nữ khỏi bạo lực, đào tạo cho các quan chức thực thi pháp luật cách ứng phó phù hợp với các báo cáo về bạo lực và đảm bảo rằng thủ phạm bị truy tố và trừng phạt ở mức tối đa của pháp luật đều có thể giúp ích trong vấn đề này.

Tại HopeBox , chúng tôi biết rằng không phải tất cả phụ nữ đều bắt đầu cuộc sống với những cơ hội như nhau. Ôm lấy sự Bình đẳng có nghĩa là nhận ra rằng mỗi phụ nữ sẽ có những hoàn cảnh khác nhau mà họ đang phải đối mặt và tầm quan trọng của việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được kết quả bình đẳng cho họ. Chúng tôi tự hào tuyển dụng những phụ nữ làm việc chăm chỉ là những người sống sót sau BLG và cung cấp mô hình chuyển tiếp cung cấp các kỹ năng việc làm (bao gồm đào tạo kỹ năng hiếu khách, kỹ năng tìm kiếm việc làm, phát triển nghề nghiệp), kỹ năng sống, chữa lành chấn thương và liệu pháp dựa trên công việc để giúp đỡ họ đạt được sự ổn định và an ninh kinh tế.

Trong ba năm qua, chúng tôi đã hợp tác với Vietnam Airlines trong Ngày Quốc tế Phụ nữ để trao quà truyền cảm hứng cho hành khách trên các chuyến bay được chọn và nâng cao nhận thức về những vấn đề cấp bách này. Cùng với Vietnam Airlines, chúng tôi cũng hợp tác với RMIT Việt Nam, Manulife và Mcredit để mang đến cho nhân viên và đối tác của họ những món quà không ngừng tặng.

Việt Nam, nhưng vấn đề này có thể được giải quyết thông qua thúc đẩy bình đẳng giới, thách thức những định kiến ​​có hại về giới, cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ và buộc thủ phạm phải chịu trách nhiệm về hành động của mình.

Mọi người đều có vai trò trong cuộc chiến này và chúng ta phải cùng nhau hợp tác để tạo ra một môi trường an toàn và hỗ trợ cho phụ nữ ở Việt Nam.

Đào tạo nghề và hỗ trợ cho phụ nữ là nạn nhân của bạo lực giới

Chương trình đào tạo nghề và hỗ trợ cho phụ nữ đã hoặc đang trải qua những hình thức của Bạo lực Giới do doanh nghiệp xã hội HopeBox thực hiện. 

Bạo lực giới, bạo lực gia đình nói riêng từ lâu luôn là một vấn đề nhức nhối với những ảnh hưởng tiêu cực mang lại không chỉ cho chính những nạn nhân mà còn ảnh hưởng cả xã hội. 

Với vai trò là một trong các đơn vị quyết tâm đẩy lùi các hành vi bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái, doanh nghiệp xã hội HopeBox luôn nỗ lực để tạo ra những thay đổi tích cực cho cuộc đời của những người phụ nữ kém may mắn bằng cách trao quyền kinh tế và giúp họ trở nên tự tin hơn.

Chị Hương Đặng (sáng lập và điều hành Doanh nghiệp xã hội HopeBox) chia sẻ: "HopeBox hy vọng rằng, nhận thức về bạo lực giới được nâng cao hơn, để mọi người hiểu được đây không phải là vấn đề trong gia đình hay ở một địa phương nào, đây là vấn đề của toàn xã hội và xảy ra hàng ngày". 

Thông qua liệu pháp dựa trên công việc, HopeBox cung cấp cho những người đã/đang trải qua các hình thức sau bạo lực trên cơ sở giới (bao gồm bạo lực gia đình, mua bán người và các hình thức lạm dụng khác) các kỹ năng việc làm phù hợp đồng thời phục hồi chức năng xã hội và tâm lý.

Giải pháp HopeBox là trao quyền kinh tế thông qua khả năng cho phụ nữ kiếm được mức lương công bằng, có chỗ ở an toàn và cuối cùng là sống một cuộc sống không bị lạm dụng bằng cách sử dụng khả năng nấu nướng và làm bánh. HopeBox khôi phục sự độc lập về kinh tế của những phụ nữ đã thoát khỏi tình trạng bạo lực bằng cách giải quyết hậu quả và tập trung vào phát triển các kỹ năng cốt lõi và khả năng lãnh đạo của phụ nữ. HopeBox muốn trao quyền cho những người phụ nữ bằng cách cho họ một nơi ở an toàn, để họ kiếm tiền và con cái của họ được học hành. Bằng cách đó, HopeBox đang giúp họ có thể sống một cuộc sống không bị lạm dụng, bạo lực tình dục và cung cấp cho họ phương tiện để nuôi dạy con cái của họ trong một môi trường không bạo lực.

Với mong muốn tiếp tục sứ mệnh trao quyền kinh tế và nâng cao năng lực cho những người phụ nữ đã/đang trải qua các hình thức của bạo lực giới, trong Dự án "Trao quyền kinh tế cho phụ nữ đã/đang trải qua Bạo lực Giới" năm nay, HopeBox sẽ hỗ trợ cho 15 phụ nữ (từ 20-40 tuổi) là những người đã/đang trải qua các hình thức của Bạo lực trên cơ sở giới (bao gồm: Bạo lực gia đình, Buôn bán người và một số hình thức lạm dụng khác).

Đào tạo nghề và hỗ trợ cho phụ nữ là nạn nhân của bạo lực giới - Ảnh 2.

Sản phẩm của các chị em tại HopeBox làm ra

Khi tham gia chương trình, học viên sẽ được đào tạo kỹ năng nấu ăn/làm bánh/đồ hand-made chuyên nghiệp, vận hành bếp và quản lý sản phẩm; Tham gia các chương trình đào tạo kỹ năng việc làm; chương trình hỗ trợ sức khỏe như thiền, yoga… Bên cạnh đó, các học viên sẽ có một công việc được trả lương trong chương trình thực hành (2 tháng); Hỗ trợ chi phí sinh hoạt và bữa trưa tại bếp; Giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp. Hơn hết, những người đã/đang trải qua các hình thức của Bạo lực trên cơ sở giới có một môi trường an toàn để sống một cuộc sống không bị lạm dụng, bạo lực tình dục, được yêu thương và gắn bó như một gia đình.

Giúp phụ nữ tự tin

Khi còn sống ở Melbourne, Australia và bắt đầu học khoá học thạc sĩ Khởi nghiệp và đổi mới, Hương đã nghĩ cần phải làm một việc gì đó giúp những người phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình có cơ hội được làm việc, tự chủ về tài chính. Đặc biệt, họ có được tự tin và rời khỏi môi trường bạo lực.

“Từ việc chứng kiến người thân bị bạo lực nhiều năm, mình đã nghĩ cách duy nhất để có thể giúp là cho họ một công việc. Cái tên HopeBox được nghĩ tới trong một bữa trưa cùng với hai người bạn của mình. Chính họ đã đặt tên sau khi mình nghĩ tới mô hình đồ ăn trưa nhưng đựng trong một chiếc hộp”, Hương kể.

Chị cho biết thêm, cái tên HopeBox cũng như màu xanh trong bộ nhận diện thương hiệu, mang ý nghĩa một chiếc hộp cơm hay hộp quà tặng được làm tỉ mẩn từ các mẹ.

Chiếc hộp đó chứa đựng không chỉ đồ ăn ngon mà còn thật nhiều hy vọng cho một tương lai tươi sáng hơn của các chị em và cộng đồng những người bị bạo lực gia đình.

Đó cũng là mong muốn của Hương khi nỗ lực tạo ra một môi trường làm việc mà ở đó có sự an toàn, yêu thương và có thể là nơi giúp những phụ nữ không may bị bạo lực gia đình chữa lành vết thương với những hoạt động ngoại khoá. Tuy nhiên, vạn sự khởi đầu nan. Khó khăn đầu tiên chị gặp phải là vốn. Với số tiền khiêm tốn được gây quỹ từ các nhà hảo tâm, chị Hương chỉ đủ mua tạm đồ dùng lúc đầu, trả lương cho nhân viên được khoảng hai tháng và thuê nhà.

Sau đó việc kinh doanh không suôn sẻ như những gì chị cùng các bạn lên kế hoạch nên gặp khá nhiều thách thức. Sản phẩm chưa được đón nhận ngoài thị trường, rồi những việc tưởng chừng như rất nhỏ: Thay đổi nhân sự, bộ máy vận hành, tâm lý của các chị em tham gia cần được quan tâm nhiều hơn vì họ đã trải qua nhiều tổn thương và biến cố… cũng trở thành bài toán khó.

“Xác định, mô hình nào cũng sẽ gặp khó khăn khi khởi đầu, vì thế mình tháo gỡ mọi cái từng bước. Mình xác định cần phải vững tâm có những điều chỉnh trong cách điều hành công việc. Đặc biệt, mình đa dạng hóa sản phẩm, cho các chị em có cơ hội sáng tạo. Sau đó, mình thử các loại sản phẩm mới và nghiên cứu thị trường, từ đó dần dần được khách hàng đón nhận”, Hương cho biết.

Bên cạnh đó, Hương cũng may mắn được cộng đồng hỗ trợ, có hội đồng quản trị của HopeBox luôn sát cánh và cố vấn. Những người bạn cũng luôn kết nối và giúp đỡ nên chị thấy bớt cô đơn hơn trong hành trình khởi nghiệp doanh nghiệp xã hội.

Vừa phát triển doanh nghiệp, Hương vừa phối hợp với các đơn vị khác như Hagar International, Blue Dragon hay Hội Phụ nữ để giới thiệu về mô hình để thu hút những phụ nữ không may bị bạo lực gia đình. Bên cạnh đó, nhiều bạn cũng tự tìm tới HopeBox. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có quy trình phỏng vấn và cân nhắc mọi yếu tố trước khi đón các bạn vào làm để đảm bảo về mặt thủ tục hành chính cũng như thông tin được xác minh chặt chẽ.

Tại HopeBox, những người phụ nữ không may bị bạo lực gia đình được tuyển vào nhiều vị trí: Làm đồ ăn như cơm trưa đi giao cho khách; tiệc nhỏ cho các văn phòng, công ty; làm bánh, hộp quà tặng...

Tuỳ vào kỹ năng của mỗi người có thể đảm nhận những vị trí quan trọng hơn như làm quản lý, kế toán… Điều quan trọng mọi người cùng làm việc và giúp đỡ lẫn nhau.

Hiện tại, HopeBox đang cung cấp cơm trưa cho khối văn phòng. Tuy nhiên, Hương cũng đang chuyển đổi dần sang mô hình nhà hàng cho các khách quốc tế, cũng như các sản phẩm đồ ăn vặt gồm: Khô gà, bánh quy, hộp quà tặng... tới quán cà phê và bán lẻ. Chị hy vọng hướng đi này sẽ khiến doanh nghiệp phát triển bền vững và giúp đỡ được nhiều người hơn.

Từ ôsin trở thành người 'giải cứu' phụ nữ bị bạo hành

Đặng Thị Hương - cô bé osin ngày trước đã xin được học bổng du học, từ chối cơ hội định cư tại Australia để trở về giúp đỡ những phụ nữ bị bạo hành.

Một ngày tháng 4/2020, trong căn nhà nhỏ được bao phủ bởi mùi bơ đường trên đường Âu Cơ, Trần Thị Thùy cùng bốn phụ nữ khác đang trộn bột, đánh trứng để làm bánh cookies. Những động tác của cô gái trẻ khá uyển chuyển, chính xác dù mới học hơn một tháng. Thay vì những chiếc bánh thủng lỗ chỗ buổi ban đầu, giờ mỗi ngày Thùy cho ra lò hơn 100 chiếc cookies nhiều màu sắc.

Thùy là nhân viên của HopeBox, một doanh nghiệp xã hội chuyên giúp đỡ phụ nữ bị bạo hành được sáng lập hai năm trước bởi chị Đặng Thị Hương. Hàng chục chị em từng bị bạo hành gia đình đã được HopeBox giải cứu và dạy nghề. Ở đây, Thùy được bố trí ăn ở và làm việc cùng những phụ nữ cùng hoàn cảnh. Họ được trả lương từ 5 triệu tới 7 triệu mỗi tháng với công việc nấu cơm văn phòng, làm bánh. Ngoài được hỗ trợ một nửa tiền thuê nhà, hàng tuần, những phụ nữ này còn được học tiếng Anh, Yoga và kỹ năng xã hội, tất cả đều miễn phí.

"Từng chứng kiến bạn bè bị chồng bạo hành, từ khi du học ở Australia, tôi đã có nguyện vọng trở về Việt Nam để giúp đỡ và gắn bó với những người phụ nữ như Thùy", chị Đặng Thị Hương - người từng làm ôsin, bán xôi, ngủ gầm cầu thang rồi trở thành du học sinh và hoàn thành bằng thạc sĩ trên đất Australia - chia sẻ.

Đặng Thị Hương là người Việt đầu tiên nhận đúp 2 giải thưởng Sinh viên quốc tế xuất sắc bang Victoria dành cho hệ đại học và  Sinh viên quốc tế xuất sắc bang Victoria do thủ hiến bang Dennis Napthine trao tặng năm 2012. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Đặng Thị Hương là người Việt đầu tiên nhận đúp 2 giải thưởng Sinh viên quốc tế xuất sắc bang Victoria dành cho hệ đại học và  Sinh viên quốc tế xuất sắc bang Victoria do thủ hiến bang Dennis Napthine trao tặng năm 2012. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Năm 1999 khi mới 13 tuổi, bé Đặng Thị Hương mới học hết lớp 7, cao 1,3 m, nặng 27 kg, rời quê nhà Lập Thạch, Vĩnh Phúc đến Hà Nội làm giúp việc. Lương tháng 150.000 đồng, Hương gửi hết về cho mẹ để đóng tiền học cho anh trai và em gái.

Sau bốn năm làm giúp việc, cô bé osin được chủ nhà xin cho đi học bổ túc văn hóa buổi tối. Cả ngày làm việc nhà, tối đến đạp xe đi học, được 2 tháng thì Hương bị chủ nhà đuổi vì thức khuya, xao nhãng công việc. Khoác balo ra khỏi cửa, cô gái 17 tuổi đến xin ở gầm cầu thang của một căn hộ cũ, ban ngày đi bán hàng rong, tối đi học văn hóa.

"Tôi đặt mục tiêu là phải học đại học để thay đổi cuộc đời. Dù mẹ không đồng ý cho ở lại Hà Nội, nhưng nếu về quê, đường học của tôi sẽ chấm dứt", Hương hồi tưởng quãng thời gian khó khăn.

Không có người quen ở Hà Nội, để có tiền gửi về nhà và tiếp tục việc học, hàng ngày, Hương dậy từ 2 giờ sáng thổi xôi bán ở cổng trường, 8-9 giờ lại đi bán nước chè tươi, bán bánh khoai đến nửa đêm. Thời gian đi học, cô nhờ người khác bán hộ, hè đi làm thuê trong công viên. Mỗi ngày cô gái chỉ được ngủ từ 2-3 tiếng.

Hai năm sống ở gầm cầu thang với "hàng xóm" xung quanh là cửu vạn, người nghiện... đêm đến khi kéo xe hàng về nhà, cô gái thường xuyên bị đám trai trêu chọc nên luôn thủ sẵn dao trong túi. Bán xôi trước cổng trường, bị đối thủ cạnh tranh đổ rác lên chỗ ngồi, Hương bình thản quét sạch. "Chuyện to sẽ trở nên nhỏ và nhỏ thì có thể không còn", Hương nhắc đi nhắc lại lời mẹ dặn để tránh xung đột khi một mình trụ ở đất Thủ đô.

Dù vậy cô vẫn bật khóc khi bị hàng xóm ném gạch vào đầu mỗi khi kéo xe hàng gây tiếng động về đêm, hay ăn mì tôm triền miên những ngày ế ẩm vì trời mưa. Nhưng giấc mơ về giảng đường đại học, về cuộc sống không phải đi bòn mót từng củ khoai, hạt lúa rơi vãi trên cánh đồng khiến Hương lại lau nước mắt, tiếp tục làm việc.

Tháng 4/2006, khi đang học bổ túc lớp 12, Hương trở thành học viên của một doanh nghiệp xã hội chuyên đào tạo nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn cho trẻ em đường phố. Sau đó, cô được nhận vào làm nhân viên phục vụ, thu ngân tại một khách sạn 5 sao tại Hà Nội.

Năm 2012, cô gái này nhận được chương trình học bổng Quản trị kinh doanh quốc tế của trường Box Hill Institute, thành phố Melbourne, Australia. Nhờ thành tích học tập xuất sắc, Hương giành được học bổng để học lên thạc sĩ kinh doanh tại Đại học Công nghệ Swinburne.

Cuối năm 2017, Hương được lựa chọn là một trong 10 người trẻ Việt Nam tham gia Diễn đàn lãnh đạo trẻ Việt – Úc. Tại diễn đàn này, Hương trình bày về ý tưởng xây dựng dự án giúp phụ nữ Việt Nam từng bị bạo lực gia đình có được công việc ổn định và thay đổi cuộc sống.

Đặng Thị Hương kể, từ năm 2013, cô thường xuyên gửi tiền giúp đỡ một người bạn không việc làm, bị chồng bạo hành, nhưng nhiều năm cuộc sống của người này vẫn không thay đổi: "Cô ấy vẫn bị chồng đánh bầm dập mỗi khi say rượu. Tôi nghĩ cách duy nhất có thể giúp cho những người như cô ấy là một công việc".

Năm 2017, từ bỏ công việc tại một công ty công nghệ lớn ở Australia với vị trí chuyên viên phân tích kinh doanh cùng cơ hội định cư tại đất nước này, Hương trở về Việt Nam để làm việc cho chính doanh nghiệp xã hội đã giúp cô thay đổi cuộc đời và xây dựng dự án dành cho những phụ nữ bị bạo hành. Tháng 3/2018, HopeBox chính thức được thành lập với 3 thành viên.

Tại HopeBox, những người phụ nữ bị bạo lực gia đình được dạy nấu ăn rồi tự làm cơm trưa, làm bánh, hộp quà tặng bán cho khách hàng. Tùy vào kỹ năng, có người trực tiếp sản xuất, có người đảm nhận vị trí quan trọng hơn như làm quản lý. Điều quan trọng mọi người cùng làm việc và giúp đỡ lẫn nhau.

"Chúng tôi luôn coi nhau như người một nhà. Được học và làm việc tại đây là thời gian đẹp đẽ và ý nghĩa nhất trong cuộc đời tôi", Thùy - người phụ nữ bị bạo hành được Hương trao cơ hội - chia sẻ. Đến giờ Thùy vẫn không quên được khoảnh khắc cầm bát cháo hành được Hương nấu cho khi bị cảm lạnh.

"Lần đầu tiên tôi ốm mà có người nấu cháo và mua thuốc cho", Thùy nói và cho biết từ bé đã không có mẹ, lớn lên lại bị chồng bạo hành.

Đặng Thị Hương đón các bạn sinh viên từ trường đại học Seoul tới thăm HopeBox và học hỏi về mô hình doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam tháng 2/2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Đặng Thị Hương đón các bạn sinh viên từ trường đại học Seoul tới thăm HopeBox và học hỏi về mô hình doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam tháng 2/2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Dịch covid bùng phát, doanh thu của HopeBox không đủ hỗ trợ chi phí cho năm nhân viên, nhưng chưa khi nào Hương có ý định để những người như Thùy phải thất nghiệp bởi cô sợ họ lại quay trở về môi trường bạo lực gia đình, không có thu nhập, con cái không được đi học.

Hiện tại, thay vì bán các suất cơm văn phòng, nhân viên tại HopeBox lại sản xuất bánh ngọt, khô gà lá chanh và nước sốt spaghetti để phục vụ khách hàng nấu ăn tại nhà. Dù vẫn giữ được một lượng khách nhất định nhưng nhiều tháng nay Hương phải bù lỗ để chị em vẫn giữ được thu nhập ổn định. 

 

Đang xem: Hopebox - Mô hình doanh nghiệp xã hội kinh doanh thực phẩm và hỗ trợ phụ nữ là nạn nhân của bạo lực giới

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.