Về Foodshare Việt Nam

Mạng lưới phát triển thực phẩm bền vững

Thực phẩm dư thừa ở nơi này, lại thiếu hụt ở nơi khác. Sản xuất thực phẩm vượt quá các quy phạm tiêu chuẩn cơ bản trong nguyên liệu hay quy trình. Khủng hoảng thừa hay sản xuất sản phẩm không phù hợp dẫn đến gia tăng khối lượng rác thải thực phẩm ảnh hưởng đến môi trường. Hệ thống tiêu thụ và phân phối chưa hiệu quả ảnh hưởng đến tốc độ tiêu thụ và giá cả,... Là một trong nhiều vấn đề cần cải thiện và thay đổi để hướng đến một hệ thống thực phẩm bền vững.

Thông qua, truyền thông, giáo dục, các sáng kiến đổi mới và sáng tạo, kết nối và phát huy sức mạnh cộng động, Foodshare triển khai nhiều giải pháp để tạo ra giá trị sử dụng tối đa cho thực phẩm, công bằng thực phẩm, sẻ chia nguồn thực phẩm chất lượng, nền tẳng phát triển sức khỏe. Hướng đến một hệ thống thực phẩm bền vững, linh hoạt và toàn diện giúp tối ưu hóa tài nguyên môi trường, giảm thiểu tác động đến khí hậu và sử dụng tốt nhất thực phẩm được sản xuất.

Mục tiêu phát triển bền vững hệ thống thực phẩm

  • Đóng góp vào sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế địa phương và sinh kế bền vững - cả trong nước và đối với các sản phẩm nhập khẩu, ở các nước sản xuất;
  • Bảo vệ sự đa dạng của cả thực vật và động vật cũng như phúc lợi của các loài nuôi và hoang dã,
  • Tránh gây tổn hại hoặc lãng phí tài nguyên thiên nhiên hoặc góp phần gây ra biến đổi khí hậu;
  • Cung cấp các lợi ích xã hội như thực phẩm chất lượng tốt, sản phẩm an toàn và tốt cho sức khỏe cũng như các cơ hội giáo dục.