Minh bạch và Bền vững: Chìa khóa cho tương lai phát triển nông nghiệp tại Food Forum 2023

Minh bạch và Bền vững: Chìa khóa cho tương lai phát triển nông nghiệp tại Food Forum 2023

Với mục tiêu hướng tới thay đổi bền vững trong lĩnh vực thực phẩm và thực hiện theo Kế hoạch hành động quốc gia "Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam", Diễn đàn Thực phẩm Bền vững 2023 do Mạng lưới Phát triển thực phẩm bền vững Foodshare phối hợp cùng Hiệp hội Thực phẩm Minh bạch (AFT) đã được tổ chức vào ngày 12/10/2023 tại TP.HCM. Đây cũng là hoạt động có ý nghĩa nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 43 năm Ngày Lương thực Thế giới (16/10/1979 - 16/10/2023).

Sự kiện có sự tham gia của các lãnh đạo, bao gồm: Ông Craig A Nemitz - Giám đốc cấp cao Lĩnh vực Dịch vụ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại Mạng lưới Ngân hàng thực phẩm toàn cầu (GFN), TS. Nguyễn Thị Hồng Minh - Trưởng BTC Diễn đàn, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Minh bạch (AFT), GS.TS.AHLĐ Nguyễn Anh Trí - Uỷ viên Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc Hội và Ông Nguyễn Văn Cường - Phó Cục trưởng Cục Quản trị Hành chính Quản trị II - Văn phòng Chính Phủ,... Đồng thời, sự kiện ghi nhận sự góp mặt của đông đảo các chuyên gia và gần 300 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp - thực phẩm, các startup tạo tác động xã hội, cá nhân, nông dân tiêu biểu trong nước và quốc tế.

Có thể là hình ảnh về 10 người và văn bản cho biết 'FoodBanking AFT SHARE foodbank FOOD FORUM 202 DIỄN ĐÀN THỰC PHẨM BỀN VỮNG 2023 SUSTAINABLE FOOD FORUM 2023 haravan THÀI CHĐG ĐÀNG CHỚI NHẬT THỪY OD F'

Các diễn giả trong phiên thảo luận tại Diễn đàn Thực phẩm bền vững 2023

Diễn đàn Thực phẩm bền vững 2023 với cách tiếp cận mới trong phân tích, đánh giá cụ thể về xu thế phát triển của hệ thống thực phẩm toàn cầu và tại Việt Nam hiện nay, đồng thời, qua 8 chủ đề tham luận với góc tiếp cận đa dạng về vai trò, quy mô, cách thức,... của các diễn giả, sự kiện đã chỉ ra những cơ hội và thách thức, tầm nhìn và giải pháp trong hoạt động sản xuất, phân phối tiêu thụ lương thực ở mỗi địa phương và khu vực. Sự kiện được xem là "cầu nối" giữa các doanh nghiệp, tổ chức có dịp giao lưu, hợp tác cùng nhau và nỗ lực thực hiện theo Kế hoạch hành động quốc gia: Chuyển đổi hệ thống lương thực theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam.

Diễn đàn xoay quanh hai chủ đề chính: Thứ nhất là cơ hội chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững; Thứ hai là thách thức trong việc triển khai mục tiêu phát triển bền vững trong sản xuất và tiêu thụ thực phẩm.

Tại diễn đàn, bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Trưởng BTC Diễn đàn, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Minh bạch cho biết, mô hình nông nghiệp truyền thống, dựa vào sử dụng nhiều hóa chất và lạm thác tài nguyên đã và đang tác động nghiêm trọng đến hệ sinh thái tự nhiên, làm suy giảm chất lượng đất và nước, qua đó tác động tiêu cực đến sức khỏe, đời sống con người. Cùng với đó, biến đổi khí hậu toàn cầu đang là một vấn đề nan giải, tác động không nhỏ đến sự ổn định của sản xuất nông nghiệp và an ninh thực phẩm. “Do đó, các vấn đề về môi trường luôn là một bài toán cấp thiết cần được xử lý kịp thời trong cả tư duy nhận thức và hành động thực tế của mỗi tổ chức, cá nhân, cộng đồng để cùng nhau đưa ngành nông nghiệp, thực phẩm phát triển bền vững, bảo vệ mội trường, giảm khí thải nhà kính”, bà Nguyễn Thị Hồng Minh chia sẻ.

TS. Lê Thành Công - Chánh VP Đảng uỷ Bộ NN&PTNT với chủ đề tham luận: "Kế hoạch hành động quốc gia trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030" cũng cho biết, Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia đến năm 2030 Việt Nam chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững. Việc chuyển đổi này nhằm hướng đến đảm bảo khả năng tiếp cận và thụ hưởng lương thực thực phẩm lành mạnh; nâng cao thu nhập cho người sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Có thể là hình ảnh về 10 người, cái bục và văn bản cho biết 'MỤC TIÊU Tylệgiátrinôngsản Tỷ giá tri nông sản iến trong tổng chế biến nông lâm thủy sản ರ mức trên 50%. FOOR F oR'

TS. Lê Thành Công trình bày tham luận về Kế hoạch hành động quốc gia trong chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030.

Tuy nhiên, việc phát triển nông nghiệp thực phẩm theo hướng minh bạch và bền vững phải được thực hiện ở tất cả các khâu, từ cung ứng đầu vào cho sản xuất đến khâu chế biến, phân phối thực phẩm và tiêu dùng. Để làm được điều này, cần phải rà soát, đánh giá và hoàn thiện cơ chế chính sách, các quy trình tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản xuất chế biến và tiêu dùng lương thực thực phẩm. “Hiện nay, phát triển sản xuất nông nghiệp minh bạch và bền vững là một xu thế chung. Bởi nếu chúng ta không có sự minh bạch trong quá trình sản xuất thì không thể hội nhập vào quốc tế và sản phẩm nông nghiệp của chúng ta không đủ mạnh để cạnh tranh trên thị trường”, ông Lê Thành Công nhận định tại Diễn đàn.

Bên cạnh đó, Diễn đàn cũng đề cập đến các chủ đề tham luận trọng tâm từ chuyên gia, Viện nghiện cứu và các doanh nghiệp, đại diện dự án trong nước, bao gồm:

Chủ đề "Phát triển bền vững ngành nông nghiệp thực phẩm & Giảm phát thải Carbon: Cơ hội & Thách thức?", tham luận bởi TS. Nguyễn Quốc Trung - Founder Trung tâm bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu Việt Nam. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trở nên trầm trọng, phát triển bền vững trong ngành nông nghiệp đóng vai trò quyết định trong việc giảm phát thải carbon. Điều này không chỉ giúp bảo vệ môi trường và duy trì đa dạng sinh học mà còn tạo ra sản phẩm thực phẩm an toàn hơn cho người tiêu dùng. Đồng thời, phát triển bền vững là mang lại cơ hội kinh doanh và đại diện cho tầm nhìn tương lai.

Tham luận trình bày từ TS.Thái Doãn Thanh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công thương TPHCM, chia sẻ chủ đề "Phát triển thực phẩm chức năng theo hướng giá trị hóa các nguồn nguyên liệu và các phụ phẩm nông nghiệp" nhấn mạnh sáng kiến sử dụng tối ưu nguồn nguyên liệu trong ngành nông nghiệp. Điều này giúp giảm lãng phí tài nguyên và hỗ trợ nền nông nghiệp bền vững. Bằng cách chế biến nguyên liệu và phụ phẩm, chúng ta có thể tạo ra thực phẩm chức năng với các lợi ích cho sức khỏe, như cải thiện dinh dưỡng hoặc tác động dương tích cực đối với cơ thể, đóng góp vào mục tiêu giảm thiểu lãng phí thực phẩm toàn cầu. Bài tham luận cũng đại diện cho một tầm nhìn về tương lai của ngành nông nghiệp và thực phẩm, trong đó sự sáng tạo và tận dụng tối đa nguồn tài nguyên đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo một hệ thống thực phẩm bền vững và lành mạnh.

Bà Lê Nhật Thùy - Phó Tổng giám đốc cấp cao C.P Việt Nam với bài tham luận "Chuỗi phát triển thực phẩm bền vững hướng đến mục tiêu giảm thiểu carbon" tập trung vào thông điệp quan trọng về tầm quan trọng của việc phát triển thực phẩm bền vững liên quan đến giảm phát thải carbon. Thông điệp chính của bài tham luận nằm trong việc đảm bảo rằng chuỗi phát triển thực phẩm bền vững không chỉ tập trung vào việc cải thiện chất lượng thực phẩm mà còn phải chú trọng vào việc giảm tác động tiêu cực lên môi trường. Việc hướng đến mục tiêu giảm thiểu carbon trong quá trình sản xuất và phân phối thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc giảm biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Qua đó, thể hiện sự cam kết của ngành thực phẩm trong việc thúc đẩy thay đổi tích cực và tạo ra sự hài hòa giữa việc cung cấp thực phẩm chất lượng và bảo vệ môi trường.

Có thể là hình ảnh về 9 người, TV, cái bục và văn bản

Giảm thiểu carbon trong quá trình sản xuất và phân phối thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc giảm biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

ThS. Nguyễn Hoàng Trúc Linh - Giám đốc điều hành Ngân hàng thực phẩm Việt Nam (Food Bank Việt Nam) chia sẻ chủ đề "Vai trò và thách thức của Ngân hàng thực phẩm trong chuỗi giá trị phát triển thực phẩm bền vững" với mục tiêu  tạo sự nhận thức về tầm quan trọng của ngân hàng thực phẩm khi đối mặt với thách thức biến đổi khí hậu và an ninh thực phẩm, ngân hàng thực phẩm có thể đóng góp vào việc tạo ra hệ thống thực phẩm bền vững hơn. Ngân hàng thực phẩm là cầu nối quan trọng giữa các bên liên quan, từ người nông dân, sản xuất, đến người tiêu dùng. Chúng đóng vai trò trong việc cung cấp tài chính, kiến thức, và hỗ trợ kỹ thuật để thúc đẩy sản xuất thực phẩm bền vững và đảm bảo an toàn thực phẩm. Trong đó sự hợp tác giữa ngành ngân hàng thực phẩm và các đối tác trong chuỗi giá trị thực phẩm là quan trọng để đảm bảo tương lai thực phẩm bền vững và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm an toàn và chất lượng.

Tiếp đó, chủ đề "Phát triển thực phẩm bền vững hướng đến phát triển nguồn thực phẩm cộng đồng tại Mondelez Kinh Đô" cũng được Bà Nguyễn Thị Ngọc Liên - Trưởng phòng đối ngoại và truyền thông nhấn mạnh tại chương trình. Bài chia sẻ thể hiện cam kết của Mondelez Kinh Đô trong việc xây dựng một hệ thống thực phẩm bền vững, tập trung vào tạo cơ hội và phát triển cho cộng đồng. Bằng việc tạo cơ hội cho các cộng đồng sản xuất thực phẩm, Mondelez Kinh Đô với trách nhiệm của doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực bánh kẹo, thực phẩm nhẹ đang đóng góp vào việc cải thiện cuộc sống của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội ở cấp cộng đồng.

"Từ kinh doanh nông nghiệp đến xu hướng giải trí mua sắm" là chủ đề của Ông Phan Minh Thức - Founder/ Nhà sáng lập Ba Thức Food chia sẻ tại Diễn đàn năm nay. Góc nhìn mới về mô hình kinh doanh truyền thống của nông nghiệp đã tiến hóa thành một trải nghiệm mua sắm thú vị và tương tác hơn, nổi bật qua sự thay đổi trong mong muốn của người tiêu dùng không chỉ đơn giản muốn mua sắm thực phẩm mà còn muốn kết nối với nguồn gốc, quy trình sản xuất và thậm chí tham gia vào các hoạt động nông nghiệp. Việc thích nghi với thay đổi và đổi mới trong ngành nông nghiệp và thương mại điện tử để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thành một trải nghiệm giải trí có thể giúp thúc đẩy sự tương tác và hứng thú của người tiêu dùng, đồng thời mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm và nông nghiệp.

Ông Hoàng Hoa Trung - Sáng lập và Điều hành Dự án Nuôi em khép lại chuỗi tham luận với chủ đề về dự án xã hội tạo tác động và thành công: "Nuôi em và câu chuyện tạo tác động cho 100.000 trẻ em vùng cao với mô hình 1:1”, qua đó thể hiện tư duy marketing trong làm thiện nguyện và tạo ra một liên kết cá nhân giữa người trưởng thành và trẻ em, đặt trọng tâm là việc tạo tác động tích cực đối với cuộc sống của trẻ em vùng cao. Điều này giúp xây dựng sự đoàn kết và khích lệ người trưởng thành tham gia vào việc tạo tác động xã hội tích cực. “Sức mạnh của mỗi cá nhân” - trong cộng đồng là vô cùng mạnh mẽ, bằng chứng là khi tập trung vào cá nhân đã có cả trăm nghìn người hỗ trợ trăm nghìn học sinh và đáng quý nhất là rất đều, tỉ lệ nuôi tiếp mỗi năm đạt 86% - 95%.

Có thể là hình ảnh về 1 người, cái bục và văn bản cho biết 'Nuôi Em là "cần tri thứci'

Các chủ đề tham luận được tiếp cận thực tiễn qua góc nhìn của doanh nghiệp và các dự án cộng đồng.

Các diễn giả tại Diễn đàn nhấn mạnh, để thực hiện cam kết của Việt Nam về vấn đề an ninh lương thực thế giới, ngành nông nghiệp cần sự chung sức của Đảng, Nhà nước, các thành phần kinh tế tư nhân, người lao động… nhằm kiến tạo sự phát triển bền vững, đồng bộ.

Theo các chuyên gia, sau 37 năm đổi mới và phát triển, một trong những thành tựu lớn nhất của Việt Nam là chuyển mình từ một quốc gia không đủ lương thực thành một đất nước có sự đóng góp, ghi dấu ấn tượng trên bản đồ nông nghiệp thế giới. Nông nghiệp chính là yếu tố nâng cao vị thế quốc gia, tạo dựng uy tín tin cậy. Minh bạch là kim chỉ nam để nông nghiệp Việt Nam xây dựng và phát triển phù hợp với yêu cầu xuất khẩu quốc tế.

Có thể là hình ảnh về 2 người, cái bục và văn bản

Dịp này, các doanh nghiệp tham gia cũng trưng bày triển lãm để hưởng ứng Ngày Lương thực Thế giới tại Việt Nam, đồng thời nhằm quảng bá các sản phẩm đặc trưng, chất lượng cao đến với khách tham quan, kết nối đối tác và nhà tài trợ trong lĩnh vực.

Có thể là hình ảnh về 2 người và văn bản

Có thể là hình ảnh về 6 người và văn bản

Các mẫu mã, sản phẩm thực phẩm của doanh nghiệp được trưng bày đa dạng và thu hút khách tham quan

Tiếp nối khuôn khổ của Chương trình là Lễ tôn vinh các sáng kiến và nỗ lực phát triển thực phẩm bền vững - Food Hero Awards. Năm nay, 20 “Anh hùng thực phẩm” - Food Hero 2023 là những tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, tập thể với ý tưởng khởi nghiệp, sáng kiến, giải pháp, mô hình xuất sắc, mang tính thực tiễn và cống hiến cho xã hội, cộng đồng về thực phẩm đã được xướng tên. Đây cũng là tiền đề cho chương trình được tổ chức vào những năm sau là bước ngoặc để các cá nhân, tổ chức cùng hướng đến phát triển cộng đồng ngày càng tốt đẹp hơn.

Hai hạng mục Giải thưởng lớn về "Tạo tác động xã hội" và "Thành tựu nổi bật" ghi nhận các cá nhân, đơn vị tiêu biểu nhưQũy Hỗ trợ từ thiện C.P.Việt Nam, Công ty Cổ Phần Thực phẩm G.C (G.C Food), HTX Nông Nghiệp và Dịch vụ Nam Yang, Đại Đức Thích Minh Phú - Trụ trì Chùa Tường Nguyên, Quán cơm Nhân thiện 2000 Bến Tre, Ông Vũ Quốc Cường -  Quán cơm Xã hội Cường Béo hay Dự án Nuôi em,...

Trong đó, 2 Giải thưởng "Thành tựu cống hiến trọn đời" danh giá cũng đã được trao tặng đến GS.TS. Anh hùng lao động Võ Tòng Xuân, một trong những nhà khoa học hàng đầu về nông nghiệp và phát triển lúa gạo tại Việt Nam cùng ông Sooksunt Jiumjaswanglerg, Phó Chủ tịch Hội đồng điều hành CPF, vì những cống hiến trong hành trình cùng bà con nông dân phát triển ngành nông nghiệp, nâng cao chất lượng thực phẩm, tăng nguồn dinh dưỡng cho người dân Việt.

Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'FOOD HERO LỄ TÔN VINH GIẢI THƯỞNG FOOD HERO 2023 FOOD HERO AWARD CEREMONY 2023 FOOD FORUM 2023 FOOD HERO AWARDS'

Đại biểu chụp ảnh kỷ niệm cùng các "Anh hùng thực phẩm"

Có thể là hình ảnh về 7 người và văn bản

GS.TS Võ Tòng Xuân (trái) và ông Sooksunt Jiumjaswanglerg, Phó Chủ tịch Hội đồng điều hành CPF (phải) nhận danh hiệu “Thành tựu cống hiến trọn đời".

Food Hero Awards sẽ tiếp tục được tổ chức thường niên nhân dịp Chào mừng Ngày Lương thực Thế Giới 16.10. Đồng thời, cổng tiếp nhận hồ sơ ứng cử/ đề cử của các ứng viên đăng ký cũng được mở quanh năm, lan toả tinh thần cống hiến vì nông nghiệp Việt Nam đến những cá nhân, đơn vị trên khắp cả nước.

------
Tổng hợp tư liệu Chương trình:

1. Bài phát biểu, Tham luận từ các Diễn giả: https://bitly.li/gKJ7

2. Báo chí đưa tin về sự kiện: https://bitly.li/7Jxt

3. Tư liệu hình ảnh Food Forum 2023 và Food Hero Awards: https://bitly.li/i3ln 

 

Đang xem: Minh bạch và Bền vững: Chìa khóa cho tương lai phát triển nông nghiệp tại Food Forum 2023